Sàn gỗ tự nhiên xương cá là cách lát xương cá phổ biến, truyền thống và lâu đời nhất. Tuy nhiên, chi phí dành cho sàn gỗ tự nhiên xương cá khá cao và cách thức lắp đặt cũng khó khăn hơn các loại vật tư khác. Bạn có thể sử dụng sàn gỗ công nghiệp xương cá nhé. Tìm hiểu về loại sàn này – sàn gỗ công nghiệp herringbone (hoặc fish bone) cùng sàn gỗ CQ nhé.
1. Sàn gỗ công nghiệp xương cá là gì?
Cũng giống như sàn gỗ công nghiệp, Nó đơn thuần chỉ là sàn gỗ công nghiệp nhưng được chạy hèm để lắp đặt theo kiểu xương cá. Điểm khác biệt thông thường giữa sàn gỗ công nghiệp và kiểu xương cá là quy cách và hèm khoá.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp xương cá cũng gồm 4 lớp như gỗ công nghiệp thông thường.
Xem thêm: Cấu trúc sàn gỗ công nghiệp
2. Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp xương cá
2.1 Đa dạng về màu sắc, vân gỗ
Vì không phải là gỗ tự nhiên, vân gỗ và màu sắc do con người thiết kế tạo nên lớp film gỗ bề mặt nên sàn xương cá có nhiều lựa chọn về màu sắc, về vân gỗ, và thậm chí có thể có các loại vân gạch, vân gỗ thiết kế. Sàn gỗ xương cá có các màu từ màu gỗ Sồi (phổ biến), gỗ Óc chó, căm xe… tới các loại vân gỗ thiết kế, vân gạch… Hơn nữa, sử dụng sàn gỗ công nghiệp xương cá sẽ tạo ra sự đồng đều màu cao, gần như 90-95%, đảm bảo đúng được thiết kế. Đây là điều khác biệt cũng như sự nổi trội hơn của gỗ công nghiệp so với gỗ tự nhiên.
2.2 Lắp đặt dễ dàng
Mặc dù kiểu lát sàn xương cá, đối với cả gỗ tự nhiên hoặc sàn gỗ công nghiệp, đều khó lắp đặt hơn so với việc lắp đặt sàn gỗ thông thường. Nhưng, sàn gỗ công nghiệp dễ dàng lắp đặt hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Lắp đặt gỗ công nghiệp xương cá đơn giản chỉ là khớp hèm lại với nhau, không sử dụng bất cứ loại keo, hay đinh vít nào để dính sàn gỗ xuống bề mặt cốt nền. Trong khi với sàn gỗ tự nhiên xương cá, bạn phải sử dụng keo, căng dây định hình chiều lắp và đặc biệt là lựa chọn vân gỗ, màu sắc để tạo sự tương đồng. Điểm khó khăn nhất với việc lắp đặt, là việc cắt thanh cuối và các góc nhỏ tam giác. Ở đây, ưu cầu kỹ thuật của người thợ lắp đặt để đảm bảo đẹp mắt và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp
2.3 Tuổi thọ
Sàn gỗ xương cá công nghiệp có tuổi thọ khoảng 10 năm, sau đó bạn sẽ phải thay mới. Còn sàn gỗ tự nhiên, sẽ có tuổi thọ lâu bền hơn, có thể từ đời này qua đời khác nhưng bạn sẽ phải làm mới lại khi sàn gỗ bị cũ đi. Tuy nhiên, với những người có ngân sách eo hẹp hoặc sở thích về vân, màu sắc, thì xương cá công nghiệp lại là sự lựa chọn phù hợp.
2.4 Bảo dưỡng, bảo trì
Sàn gỗ công nghiệp dễ dàng bảo trì hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp ít bị trầy xước, ít giãn nở cong vênh. Cách lắp đặt theo xu hướng này sẽ khiến cho sàn gỗ tự nhiên bị giãn nở theo nhiều chiều khác nhau, khiến việc bảo hành sẽ khó khăn hơn. Thêm nữa, sàn gỗ tự nhiên dễ bị trầy xước hơn và khó sửa chữa hơn. Do đó, việc lựa chọn sàn gỗ tự nhiên xương cá, việc lựa chọn loại gỗ là vô cùng quan trọng để thuận tiện trong việc bảo hành. Một số loại sàn gỗ xương cá có độ ổn định thấp như gỗ Sồi, gỗ Chiu Liu, ngược lại gỗ Teak, gỗ Gõ Đỏ Lào sẽ ít bị bảo dưỡng hơn.
3. Kích thước sàn gỗ xương cá
– Sàn xương cá được tích hợp ứng dụng công nghệ bề mặt EIR, điều này đã tạo nên những đường vân gỗ hoàn hảo đến các chi tiết nhỏ nhất. Đa số các tấm sàn gỗ xương cá sẽ có kích thước 12 x 96 x 606 mm, làm cho sàn gỗ được vững chắc, thoải mái cho những gia đình yêu thích loại sàn này.
Như hình ảnh dưới các bạn có thể thấy, kích thước sàn gỗ xương cá được đạt tiêu chuẩn sẽ có chiều dài nhỏ hơn 90cm và chiều rộng nhỏ hơn 10cm.
– Đối với các loại sàn gỗ tự nhiên xương cá, kích thước xương cá phù hợp là 600mm nhé
Kích thước chuẩn của thanh sàn gỗ dùng để ốp kiểu xương cá
Xem thêm: Báo giá sàn gỗ AGT Thổ Nhĩ Kỳ 2021 mới nhất
4. Các thương hiệu sàn gỗ xương cá
Hiện nay, trên thị trường có một số thương hiệu sàn gỗ xương cá phổ biến, với các mức giá dao động như sau
4.1 Sàn gỗ xương cá Egger
Đây có thể coi là sàn xương cá đầu tiên ở Việt Nam, nhưng đặc điểm của nó chỉ là vân dạng xương cá chứ không phải thiết kế thành từng bản để lắp đặt xương cá.
Sàn gỗ xương cá Egger được nhập khẩu trực tiếp từ Đức, có giá bán bao gồm nhân công lắp đặt là: 550.000 đ/m2
4.2 Sàn gỗ Morser Xương Cá
Sàn gỗ xương cá Morser là thương hiệu sàn gỗ công nghiệp Việt Nam, sản xuất tại nhà máy Wilson Hoà Bình. Morser Xương cá chỉ có dòng sàn gỗ 8mm, với 4 model, 4 mã màu nhưng nó lại là sàn gỗ cốt xanh, chống ẩm tốt. Vân gỗ và thiết kế của Morser đi theo phong cách Egger xương cá. Đơn giá sàn gỗ Morser xương cá bao gồm nhân công là: 380.000 đ/m2
4.3 Sàn gỗ Charmwood xương cá
Charmwood cũng là thương hiệu sàn gỗ Việt, sản xuất tại Việt Nam. Thiết kế Charmwood giống thiết kế sàn gỗ tự nhiên xương cá với từng thanh rời riêng biệt, ghép lại thành xương cá. Charmwood hiện nay có 4 mã màu, dày 12mm với đơn giá 410.000 đ/m2.
4.4 Sàn gỗ Kosmos xương cá
Mới ra đời gần đây, Kosmos xương cá, phiên bản 12mm cũng có 04 màu sắc tương tự Charmwood nhưng giá bán vô cùng hợp lý: 425.000 đ/m2 bao gồm thi công, lắp đặt và len nẹp.
4.5 Sàn gỗ Inovar xương cá
Đây là thương hiệu sàn gỗ Malaysia, nổi tiếng bởi khả năng chịu nước và bảo hành mối mọt trọn đời. Giá sàn gỗ Inovar xương cá khá cao với mức giá 980.000 đ/m2 bao gồm thi công.
4.6 Sàn gỗ An Cường xương cá
Cũng giống như hàng Inovar xương cá, sàn An Cường xương cá được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia về. Đơn giá sàn gỗ CQ sẽ cập nhật sớm nhất!
Trên đó là những thông tin cơ bản về các dòng sàn gỗ công nghiệp lát xương cá, bạn có thể trực tiếp tham khảo mẫu tại showroom hoặc tại nhà hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi theo hotline: 093.641.7070 hoặc qua email: quan.nguyen@sangongoaitroi.co