Sàn gỗ công nghiệp là gì? Cấu tạo và các tiêu chuẩn của sàn gỗ công nghiệp

Bạn đang tìm hiểu về việc lắp đặt sàn gỗ công nghiệp cho gia đình, văn phòng, cửa hàng … của mình? Nhưng có quá nhiều loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường với hàng loạt tiêu chuẩn và giá cả khác nhau khiến bạn không biết phải lựa chọn như thế nào?

Để tôi đưa ra lời khuyên cho bạn nhé: “Để quyết định lựa chọn bất kỳ loại sàn gỗ công nghiệp nào, đầu tiên, bạn vẫn nên tìm hiểu cấu tạo và các thông số tiêu chuẩn để hiểu hơn về sàn gỗ công nghiệp đã nhé”.

Trong bài viết hôm nay, sàn gỗ CQ sẽ chia sẻ cho bạn sàn gỗ công nghiệp là gì, cấu tạo và các tiêu chuẩn của sàn gỗ công nghiệp.

I – Sàn gỗ công nghiệp là gì?

Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp với công nghệ ép nén cao để tạo ra vật liệu gỗ HDF, có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như: mối mọt, cong vênh, …

Xem thêm: Sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của sàn gỗ CQ

II – Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ: bột gỗ, hạt nhựa, keo dính, và phụ gia và bao gồm 4 lớp:

– Lớp đáy sàn gỗ (lớp đế): Là một lớp nhựa tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước cũng như bệ đỡ chịu lực cho sàn gỗ công nghiệp. Ở lớp đáy này, thông thường sẽ in nổi logo hoặc tên thương hiệu, cũng như mã sản phẩm.

– Lớp cốt gỗ (hay còn gọi là lõi sàn gỗ công nghiệp): Đây là phần cấu tạo dày nhất của sàn gỗ công nghiệp được tạo ra từ bột gỗ kết dính bằng keo và nén lại thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ quyết định tới khả năng chống chịu nước, khả năng chịu lược nên lớp cốt gỗ là lớp quan trọng nhất. Giá cả cao hay thấp, bền hay không bền là do lớp cốt gỗ nhé.

– Lớp vân: Đây là một lớp nhựa giả vân gỗ được phủ lên bề mặt lớp cốt gỗ. Lớp này có tác dụng thẩm mỹ thể hiện vân gỗ, màu sắc. Lớp này có thể tạo ra vân gỗ Căm Xe, vân gỗ Gõ Đỏ hoặc bất kỳ loại vân gỗ, tông màu nào mà bạn mong muốn.

– Lớp phủ bề mặt: Là một lớp nhựa cứng, trong suốt có kèm thêm oxyt nhôm nhằm tăng cường khả năng chống mài mòn, chống trầy xước cũng như khả năng chống nước thầm vào bề mặt gỗ.

Do cấu tạo là bột gỗ ép và kết dính bằng keo dính, phụ gia nên sàn gỗ công nghiệp chịu nước kém, chịu lực kém hơn so với các loại vật liệu lót sàn khác. Đồng thời, với một số nhãn hiệu thì tỷ lệ chất kết dính, phụ gia có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, do sử dụng Forman Dehit để kết dính.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp

cau-tao-san-go-cong-nghiep

II – Các tiêu chuẩn của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt, theo dây chuyền công nghệ nên tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định, tiêu chuẩn chất lượng đặt ra. Hiện nay, các tiêu chuẩn áp dụng đối với sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất là Hệ số mài mòn (AC), tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E), tiêu chuẩn chống cháy (B) và độ dày.

1) Độ dày

Sàn gỗ công nghiệp có 3 quy cách về độ dày phổ biến nhất: 8mm, 12 mm và 10mm. Dòng sản phẩm 10mm chủ yếu là dòng sản phẩm của 1 số nhãn hiệu xuất xứ từ Châu Âu như Hornitex, Egger, hay Pergo.

Độ chịu lực cũng như khả năng hấp thu tiếng ồn, giảm tiếng ồn của sàn gỗ công nghiệp 12mm tốt hơn nhiều so với sàn gỗ công nghiệp 8mm.

2) Tiêu chuẩn chống mài mòn – AC Rating

Tiêu chuẩn chống mài mòn là tiêu chuẩn nhằm đo lường khả năng chịu lực, chịu mài mòn cũng như khả năng chống trầy xước của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn này được các nhà khoa học sử dụng chỉ số Abrasion Class viết tắt là AC để đo lường. Tiêu chuẩn AC được phân thành 5 mức từ AC1 tới AC5. Chỉ số AC càng cao đồng nghĩa với việc khả năng chống mài mòn, khả năng chịu lực cũng như chống trầy xước càng cao, nghĩa là sàn gỗ công nghiệp càng tốt. Tiêu chuẩn AC cao đi kèm với giá cao.

Dựa vào tiêu chuẩn AC người ta cũng có thể giúp bạn hoạch định được loại sàn gỗ công nghiệp nào phù hợp với việc lắp đặt không gian nào.

Ví dụ: Sàn gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn AC3 thì phù hợp hầu như mọi loại công trình từ không gian hộ gia đình tới trung tâm thương mại nhỏ, có lưu lượng người qua lại tương đối vừa phải. Còn với trung tâm thương mai với hàng nghìn lượt người qua lại mỗi này, thì bạn phải sử dụng sàn gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn AC5.

Xem thêm: Sàn gỗ công nghiệp bao nhiêu tiền m2

3) Tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E)

Đây là tiêu chí nhằm hạn chế tỷ lệ thành phần các chất có thể gây độc hại cho sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng tới môi trường trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp. Đạt tiêu chuẩn môi trường E, nghĩa là sàn gỗ công nghiệp có hàm lượng Formaldehyde ở ngưỡng an toàn, có hàm lượng phụ gia ở ngưỡng cho phép. Với sàn gỗ công nghiệp hiện nay tiêu chuẩn tối thiểu là E1. Khi chọn mua sàn gỗ, bạn nên kiểm tra cẩn thận tiêu chí này nhé, để bảo đảm an toàn cho gia đình bạn.

4) Tiêu chuẩn chống cháy (B)

Nhiều vụ cháy chung cư, nhà phố xảy ra và sàn gỗ nhà bạn có thể là nơi bắt nguồn cơn hoả hoạn không? Để an tâm và đảm bảo khả năng sàn gỗ nhà bạn khó bị cháy, bạn nên kiểu tra kỹ tiêu chuẩn chống cháy (B). Tiêu chuẩn B1 là tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc mọi loại sàn gỗ công nghiệp phải đạt được.

Hiểu hơn về cấu tạo và các tiêu chuẩn của sàn gỗ công nghiệp, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi tìm hiểu về các loại sàn gỗ công nghiệp phải không nào? Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể xem thêm:

>> Ưu và nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh