5 lý do nên chọn sàn gỗ kỹ thuật

5 lý do nên chọn sàn gỗ kỹ thuật hay còn gọi là sàn gỗ Engineer, mà bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn loại vật liệu lót sàn nhà. Tại sao bạn nên lựa chọn sàn gỗ Engineer mà không phải các loại vật liệu khác như sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp…Các loại sàn gỗ kỹ thuật

Chọn sàn gỗ phòng bếp

Sàn gỗ kỹ thuật hay sàn gỗ Engineer, cơ bản, có thể nói vắn tắt là sàn gỗ bán công nghiệp, “lai tạo” giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Cấu tạo sàn gỗ Engineered có 2 phần: Lớp bề mặt (Top Layer) là một lớp gỗ tự nhiên mỏng dày từ 0.6mm – 5mm, lớp đáy thông thường là lớp Plywood nhập khẩu từ Nga hoặc sản xuất trong nước, chống ẩm hoặc các thanh nhỏ gỗ tự nhiên ghép ngang (loại này còn gọi là sàn gỗ kỹ thuật 3 lớp). Đó là những thông tin cơ bản nhất, bạn nên nắm được về loại sàn gỗ engineer này. Xem thêm: Sàn gỗ Engineer là gì

Và, dưới đây là 5 lý do bạn nên lựa chọn sàn gỗ kỹ thuật cho không gian lắp đặt của mình.

1.) Thẩm mỹ cao

Sau khi lắp đặt hoàn thiện tại không gian của mình, không ai có thể phân biệt được sàn nhà bạn sử dụng sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh hay sàn gỗ engineer. Bề mặt sàn gỗ Engineer có ưu điểm lớn nhất chính là bề mặt sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, mang tính thẩm mỹ cao. Vân gỗ, màu sắc, kiểu dáng của sàn gỗ Engineer chính là vân gỗ, màu sắc, kiểu dáng sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh. Điều này được tạo nên bởi sự “lai” đó là lớp bề mặt gỗ tự nhiên dày 0.6mm tới 5mm mang lại.

Sàn gỗ Engineer đồng đều về màu sắc, vân gỗ hơn so với sàn gỗ tự nhiên.

Vẻ đẹp, sự thẩm mỹ của sàn gỗ Engineer cao và sang trọng hơn hẳn so với các loại sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ nhựa vinyl hoặc các loại đá.

Thêm nữa, điểm tạo nên sức hút của sàn gỗ engineer chính là có những quy cách mà sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh khó đáp ứng. Bản rộng sàn gỗ Engineer có thể rộng, dài hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên.

XEM THÊM: 10 lợi ích của sàn gỗ kỹ thuật

2.) Đa dạng về quy cách, mẫu mã

Có những quy cách sàn gỗ kỹ thuật có được mà sàn gỗ tự nhiên không có được. Với sàn gỗ kỹ thuật bạn dễ dàng tạo ra những quy cách với bản rộng từ 90mm tới hơn 250mm, độ dài thì tuỳ chọn từ 450mm tới 2000 mm.

Sàn gỗ kỹ thuật có nhiều chủng loại gỗ cho bạn chọn như: Sàn gỗ Sồi kỹ thuật, sàn gỗ Óc chó kỹ thuật, sàn gỗ Chiu Liu Engineer,…

XEM THÊM: Các loại sàn gỗ Engineer phổ biến

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn kiểu vân của loại gỗ mình thích. Thông thường vân gỗ của sàn gỗ Engineer sẽ phụ thuộc vào cách thức bạn sản xuất ra bề mặt. Nếu bạn lạng theo chiều dọc cây gỗ thì cho kiểu vân khác, nhưng bạn lạng theo dạng cuộn tròn thì có kiểu vân khác. Do đó, với sàn gỗ Engineered thì bạn có thể tuỳ chỉnh theo sở thích của mình.

Cũng giống như các loại sàn gỗ khác, bề mặt sàn gỗ Engineer cũng có thể tạo được 2 kiểu: Bề mặt bóng và bề mặt sần. Bạn muốn bề mặt bóng thì bạn sử dụng cách thức sơn UV và tăng cường độ bóng lên, thông thường là sơn bóng mờ 30%. Còn bạn muốn bề mặt sần, có thể sử dụng sàn gỗ engineered với bề mặt cào xước và lau dầu để giữ được nét sần tự nhiên vốn có gỗ tự nhiên.

Sàn gỗ engineer cũng có mã màu đa dạng nhưng phụ thuộc vào tính chất từng loại gỗ để có thể lên những màu sắc tự nhiên của gỗ hoặc lên màu theo thiết kế của bạn. Đặc biệt, với sàn gỗ Engineer Sồi bạn có thể lên được hơn 20 mã màu khác nhau.

Sàn gỗ Engineer Óc chó hay còn gọi là Sàn gỗ Engineer Walnut

3.) Độ ổn định cao

Sàn gỗ tự nhiên có nhược điểm là có khả năng xảy ra co ngót, cong vênh và có độ ổn định không cao. Mặc dù có những loại sàn gỗ tự nhiên ổn định cao như sàn gỗ Teak Lào, sàn gỗ Gõ Đỏ Lào nhưng hầu hết, người dùng như bạn đều sợ tính không ổn định của gỗ. Ngược lại, với sàn gỗ Engineered bạn sẽ bớt đi được nỗi lo lắng này.

Bề mặt gỗ tự nhiên mỏng, tối đa chỉ 5mm, sẽ giúp cho nó ổn định hơn rất nhiều so với loại sàn gỗ tự nhiên dày 15mm. Lớp Plywood được nhập khẩu, sấy độ ẩm đạt 8% – 14% nước cũng ít giãn nở, cong vênh và chống ẩm. Dẫn tới, sàn gỗ engineer có độ ổn định cao hơn sàn gỗ tự nhiên, cũng như khả năng chịu nước cao hơn các loại sàn gỗ công nghiệp.

4.) Độ bền cao

Tuổi thọ trung bình của sàn gỗ kỹ thuật là từ 15 – 20 năm. Nếu bạn là người cẩn thận, biết cách sử dụng và bảo quản thì độ bền sàn gỗ kỹ thuật còn tăng lên rất nhiều.

Độ bền sàn gỗ tự nhiên là hơn 30 năm, sàn gỗ kỹ thuật là 15 – 20 năm, còn sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa tối đa chỉ 7-10 năm. Do đó, nếu bạn muốn lựa chọn một loại sàn gỗ bền, đẹp và có giá cả phải chăng thì sàn gỗ kỹ thuật là lựa chọn đúng đắn.

Cũng giống như sàn gỗ tự nhiên, theo thời gian sử dụng bạn có thể làm mới lại, khôi phục vẻ đẹp như ban đầu bằng cách chà nhám và sơn lại. Với sàn gỗ Engineer, bạn có thể tái sử dụng từ 2-5 lần, phụ thuộc vào độ dày của lớp bề mặt gỗ tự nhiên. Lớp gỗ tự nhiên càng dày, khả năng tái sử dụng càng nhiều và độ chịu lực càng tốt.

5.) Giá cả phải chăng

Sàn gỗ Engineer có giá rẻ hơn từ 20% đến 30% so với giá bán các loại sàn gỗ tự nhiên cùng loại gỗ. Giá sàn gỗ Engineer chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với giá các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp, nhập khẩu châu Âu hoặc Mã Lai, cũng như sàn nhựa hèm khoá.

Tuỳ thuộc vào quy cách, loại gỗ bề mặt, sàn gỗ kỹ thuật có giá bán nguyên vật liệu trung bình từ 700.000 đ/m2 tới 900.000 đ/m2.

XEM THÊM: Giá sàn gỗ Engineer

Mức giá này phù hợp với nhiều hộ gia đình, những người ưa thích sự chắc chắn, bền đẹp và sử dụng lâu dài.

Ngoài 5 lý do chọn mua sàn gỗ kỹ thuật trên, bạn cũng có thể nên chọn sàn gỗ kỹ thuật để thay thế dần cho các loại sàn gỗ tự nhiên – Loại hình sàn gỗ càng ngày càng trở nên khan hiếm và giá cả ngày càng tăng, cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Sàn gỗ CQ đã và đang cung cấp sàn gỗ kỹ thuật cho nhiều dự án chung cư, biệt thự lớn ở khắp cả nước như dự án Feliz En Vista, Khu biệt thự Phố Hà Nội…

Bạn cần tìm nhà cung cấp sàn gỗ engineer uy tín, nhà máy sàn gỗ kỹ thuật cho dự án, hoặc căn hộ riêng lẻ, tại sao không liên hệ chúng tôi – Sàn gỗ CQ theo hotline: 093.641.7070

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh