Ván sàn gỗ kỹ thuật – Ván sàn gỗ Engineer

Ván sàn gỗ kỹ thuật hay còn gọi là ván sàn gỗ Engineer là loại vật liệu đang ngày càng được ưa chuộng nhằm thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Trước sự khan hiếm của sàn gỗ tự nhiên – do nguồn cung gỗ thấp và giá thành cao, trước tuổi thọ thấp của sàn gỗ công nghiệp, người tiêu dùng đang ngày càng thông thái chọn cho mình lựa chọn phối kết hợp ưu điểm giữa 2 loại hình sàn gỗ trên là sàn gỗ Engineer. Vậy sàn gỗ Engineer là gì? Có những đặc điểm kỹ thuật như nào?

Trước khi tìm hiểu về loại sàn gỗ này, bạn có thể tham khảo Bảng giá của sàn gỗ Engineer trước nhé.

Xem thêm: Bảng giá sàn gỗ Engineer

Sàn gỗ Engineer Óc Chó - Sàn gỗ kỹ thuật Walnut
Sàn gỗ kỹ thuật Óc chó

1. Sàn gỗ Engineer là gì?

Sàn gỗ Engineer hay còn gọi là ván sàn kỹ thuật là loại sàn gỗ cấu tạo từ các lớp gỗ ghép lại với nhau, gồm lớp bề mặt là gỗ tự nhiên dày từ 2mm  – 5mm, lớp phía dưới lớp bề mặt là lớp cốt Plywood hoặc lớp gỗ tự nhiên ghép ngang.

Do đó khi lắp ghép hoàn thiện, bề mặt sàn gỗ giống hệt sàn gỗ tự nhiên 100%

Sàn gỗ Engineer

2. Cấu tạo sàn gỗ Engineer/sàn gỗ kỹ thuật

Bảo dưỡng sàn gỗ engineer

Theo cấu tạo, đơn giản chúng tôi chia cấu tạo sàn gỗ kỹ thuật thành 2 lớp: Lớp bề mặt và lớp đáy.

2.1 Lớp bề mặt

Đây là lớp mặt gỗ tự nhiên dày từ 2mm – 5mm, nguyên thanh hoặc ghép UNI hoặc ghép FJL. Lớp bề mặt được sơn UV hoặc lau dầu hoàn thiện, phụ thuộc vào sở thích của khách hàng. Vì là gỗ tự nhiên nên lớp bề mặt của Engineer vẫn giữ được những đặc tính vốn có của loại gỗ hình thành nên nó nhưng có ưu điểm là hạn chế được sự giãn nở và cong vênh do mỏng hơn.

Lớp bề mặt thường được sản xuất từ các loại gỗ tự nhiên phổ biến và được ưa chuộng như sàn gỗ Sồi, sàn gỗ Teak Lào, sàn gỗ Gõ Đỏ Lào, sàn gỗ Căm Xe, sàn gỗ Walnut.

Lớp bề mặt cũng phải được xử lý đạt theo các tiêu chuẩn nhất định như độ ẩm phải bé hơn 14% nước, sơn UV hoặc lau dầu, hạn chế mắt chết, trám trét…

Ngoài ra, hiện nay có một loại hình sản phẩm mới là sử dụng lớp bề mặt bằng sàn gỗ công nghiệp để tăng khả năng chống trầy xước, đa dạng về màu sắc, vân gỗ cũng như sự đồng đều màu mà giá thành lại rẻ. Bạn có thể xem thêm sàn gỗ Malayfloor Polywood.

Xem thêm: 2 loại sàn gỗ kỹ thuật phổ biển

2.2 Lớp đáy

Hiện nay lớp đáy sẽ được cấu tạo bằng Plywood hoặc gỗ tự nhiên ghép thanh (hay còn được gọi là sàn gỗ Engineer 3 lớp).

Plywood là lớp đáy được cấu tạo bằng cách ép và dán keo từ 10 – 15 tấm ván mỏng từ 1mm – 2mm lại với nhau tạo thành một khối rắn chắc. Plywood thường được sản xuất từ các loại gỗ thông thường như gỗ Tràm Bông Vàng, gỗ Cao Su hoặc gỗ Sồi. Hiện nay, tấm Plywood thường được nhập khẩu từ Nga hoặc Trung Quốc.

Lớp đáy gỗ tự nhiên có cấu trúc gồm các thanh gỗ tự nhiên nguyên thanh có quy cách nhỏ, ngắn ghép nối với nhau thành một khối đặc, thông thường dày từ 8mm – 10mm, được làm từ gỗ Tràm, Sồi, Cao Su, Kháo Vàng hoặc cũng có thể sản xuất từ gỗ Căm Xe, gỗ Gõ Đỏ hay gỗ Giáng Hương.

3. Ưu điểm ván sàn gỗ kỹ thuật – sàn gỗ EngineerSàn gỗ Engineer Óc chó

  • Thứ nhất, bề mặt vẫn là gỗ tự nhiên. Sau lắp đặt, sàn gỗ có bề mặt giống 100% sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, rất khó để phân biệt được. Sàn gỗ Engineer vẫn mang lại những lợi ích mà sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh mang đến cho bạn.
  • Thứ hai, độ bền cao. Với sàn gỗ tự nhiên bạn có thể sử dụng lên tới hàng trăm năm thì với sàn gỗ engineer độ bền cũng có thể lên tới 20 – 30 năm.
  • Thứ ba, giá thành rẻ. So với sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, giá sàn gỗ engineer bằng 2/3 giá và chỉ cao hơn sàn gỗ công nghiệp từ 200.000 – 300.000 đ/m2
  • Thứ tư, độ ổn định cao. Khác với sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ engineer có độ ổn định cao, hạn chế việc giãn nở, cong vênh cũng như tăng cường được khả năng chống chịu nước.
  • Thứ năm, quy cách sàn gỗ đa dạng. Với Engineer bạn có thể sản xuất được những quy cách lớn và đặc biệt như mặt rộng lên tới 250 mm hoặc dài tới 2000 mm

Xem thêm: 10 lợi ích sàn gỗ Engineer

4. Nhược điểm ván sàn gỗ Engineer

Sàn gỗ Engineer Sồi

Đánh đổi lại về sự ổn định thì sàn gỗ engineer có độ chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, và khả năng chống trầy xước kém hơn sàn gỗ công nghiệp.

Khả năng tái sử dụng Engineer cũng chỉ được từ 2 – 3 lần khi bạn muốn chuyển gỗ từ phòng này qua phòng khác hoặc từ công trình này qua công trình khác.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp

5. Không gian lắp đặt sàn gỗ EngineerSàn gỗ Engineer lau dầu

Cũng giống như sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ Engineer có thể lắp đặt gần như toàn bộ không gian ngôi nhà của bạn từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp. Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng sàn gỗ engineer để làm sàn gỗ ngoài trời lát sân vườn, bể bơi hay hành lang ban công nhé.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách mua sàn gỗ kỹ thuật

Sàn gỗ kỹ thuật bề mặt gỗ công nghiệp, đáy plywood

Vui lòng liên hệ chúng tôi – Sàn gỗ CQ +84.936.41.7070 để nhận được bảng giá mới nhất các loại sàn gỗ tự nhiên như Sàn gỗ Gõ Đỏ Lào, sàn gỗ Teak Lào hay sàn gỗ tự nhiên ngoài trời

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh