Có rất nhiều loại sàn, vật liệu có thể đáp ứng được sở thích cũng như phong cách của bạn nên vấn đề của bạn ở đây, là bạn phải chọn được đúng loại sàn có độ bền cao, giá cả phải chăng nhưng đẹp và phong cách. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư vào 5 loại sàn gỗ trong nhà dưới đây, đảm bảo chắc chắn giá trị ngôi nhà của bạn sẽ được nâng lên và bạn thoải mái tận hưởng những lợi ích mà nó mang tới. Cùng sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ tìm hiểu ưu và nhược điểm của 5 loại sàn gỗ thường dùng lót trong nhà nhé.
Trước khi cân nhắc và ra quyết định chọn mua loại vật liệu lát sàn nào, bạn nên biết rằng vật liệu lát sàn có rất nhiều loại, có rất nhiều mẫu mã, màu sắc cũng như khác biệt về độ bền và giá cả.
Ngân sách là yếu tố đầu tiên bạn nên cân nhắc, túi tiền của bạn sẽ mở ra cho bạn những lựa chọn khác nhau. Nếu bạn rủng rỉnh thì việc lựa chọn và quyết định vật liệu nào sẽ dễ dàng hơn. Còn bạn có ngân sách hạn hẹp hoặc cố định thì bạn cũng chả cần phải lo lắng gì, vì có rất nhiều nhà sản xuất đã tạo ra những sản phẩm đẹp, bền phù hợp với ngân sách của bạn.
Sàn gỗ tự nhiên – Cùng bạn suốt đời
Đây là lựa chọn đầu tiên mà bạn nên xem xét đối với sàn gỗ trong nhà. Sàn gỗ tự nhiên là loại sàn gỗ cao cấp và tốt nhất hiện nay và đáng đồng tiền bạn bỏ ra. “Giá trị đến từ sự tự nhiên”
Ưu điểm sàn gỗ tự nhiên
Cứng rắn và ấn tượng là cảm giác đầu tiên sàn gỗ tự nhiên mang lại. Sàn gỗ tự nhiên đa dạng về chủng loại gỗ, từ gỗ châu Á như Căm Xe, Teak, Gõ Đỏ.. tới gỗ Châu Âu như gỗ Sồi, gỗ Ash hay Walnut tới một số dòng sản phẩm Châu Phi như gõ đỏ nam phi, gỗ trắc, cẩm lai. Sàn gỗ tự nhiên đa dạng về quy cách, bạn có thể tuỳ chỉnh quy cách một cách dễ dàng. Chả hạn, chuẩn chung về độ dày là 15mm, bạn ưa thích sàn gỗ nhà mình dày hơn bạn có thể đặt lên tới 18mm, thậm chí là 30mm hoặc 50mm.
Độ bền cao là điều bạn không cần phải nghĩ. Bạn nghĩ sàn gỗ tự nhiên sẽ sử dụng được bao lâu: 5 năm, 10 năm hay 100 năm…Sàn gỗ tự nhiên có độ bền cao, lên tới hàng trăm năm, đã được kiểm chứng trong thực tế. Nhiều công trình cung điện, lâu đài ở các nước châu Âu hay Trung Quốc, sàn gỗ tự nhiên đã trải qua hàng trăm năm và vẫn tồn tại tới ngày nay. Trong quá trình sử dụng, sàn gỗ tự nhiên bị mài mòn lớp sơn, bị cũ, bị trầy xước để khôi phục lại hiện trang ban đầu, đơn giản bạn chỉ cần xử lý và sơn lại với chi phí vô cùng hợp lý.
Hoàn toàn tự nhiên. Sàn gỗ tự nhiên được chế biến từ 100% gỗ đặc, nguyên khối nên mang vẻ đẹp tự nhiên. Tuỳ vào việc xử lý bề mặt, giá trị đẹp tự nhiên của gỗ sẽ thay đổi. Thông thường, hiện nay sàn gỗ tự nhiên được sơn UV – điều này giúp tránh trầy xước, tăng độ cứng và duy trì vẻ đẹp lâu dài hơn nhưng đổi ngược bạn sẽ không có cảm giác thật chân đi trên gỗ như cách thức lau dầu cho sàn gỗ tự nhiên.
Nhược điểm sàn gỗ tự nhiên
Vì là nguyên khối, là đặc 100% nên cong vênh, co ngót là hạn chế lớn nhất của sàn gỗ tự nhiên. Dưới sự phát triển của công nghệ sấy, xử lý, việc cong vênh, co ngót đã được giảm thiểu đáng kể nhưng để loại bỏ hoàn toàn 100% là điều không thể. Tuỳ thuộc loại gỗ, tuỳ thuộc quy cách cũng như không gian lắp đặt, sàn gỗ tự nhiên vẫn có thể bị co ngót, cong vênh. XEM THÊM: 4 loại sàn gỗ tự nhiên ổn định nhất
Chi phí cao. Giá sàn gỗ tự nhiên thông thường cao hơn 20% – 30% so với sàn gỗ Engineer và sàn tre, từ 200 – 300% so với sàn gỗ công nghiệp và sàn nhựa. Tuy vâỵ, chi phí đầu tư ban đầu của bạn sẽ cao nhưng chi phí khấu hao dành cho hằng năm của sàn gỗ tự nhiên vô cùng thấp do độ bền cao.
Một số lưu ý dành cho bạn trước khi quyết định mua sàn gỗ tự nhiên
Chọn đúng loại gỗ, đúng quy cách, đúng tông màu ưa thích, đúng nguồn gốc gỗ
Chọn đúng nhà cung cấp
Sàn gỗ công nghiệp – Sự lựa chọn phù hợp
Không thể so sánh với sàn gỗ tự nhiên về độ bền cũng như độ thân thiện môi trường hay tư nhiên, nhưng đổi ngược lại sàn gỗ công nghiệp có những ưu điểm lớn mà ít loại vật liệu nào có được. Sàn gỗ trong nhà lắp đặt từ sàn gỗ công nghiệp sẽ cung cấp cho bạn những trải nghiệm thú vị.
Ưu điểm sàn gỗ công nghiệp
Giá cả phải chăng. Đây là yếu tố khiến nhiều hộ gia đình tin tưởng lựa chọn sàn gỗ công nghiệp dành cho ngôi nhà của mình. Giá bán chỉ dao động từ 250.000 đ/m2 tới 600.000 đ/m2, mức giá hợp túi tiền với rất nhiều gia đình Việt Nam. Giá sàn gỗ công nghiệp bằng 1/2 thậm chí bằng 1/3 so với sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ Engineer. Với ngân sách dành cho sàn gỗ thấp, nên bạn có thể thay đổi loại sàn gỗ công nghiệp, thay đổi màu sắc theo chu kỳ bằng cách tháo dỡ lên và lắp mới lại. Hơn thế nữa, giá sàn gỗ công nghiệp hầu như ổn định, ít thay đổi theo thời gian.
Mẫu mã và màu sắc đa dạng. Có hàng trăm thương hiệu, hàng nghìn mẫu mã chính là điểm nổi bật của gỗ công nghiệp. Bạn ưa thích tông màu gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp đáp ứng được điều đó. Bạn thích tông màu của gạch, của đá, sàn gỗ công nghiệp cũng đáp ứng được điều đó. Ngày nay, sàn gỗ công nghiệp có nhiều dạng khác nhau, từ dạng thanh như gỗ tự nhiên, nó còn có dạng hình viên gạch, dạng hình viên sỏi để đáp ứng mọi thị hiếu, phong cách của bạn.
Nguồn cung dồi dào: Không bị hạn chế về khối lượng hay độ khan hiếm như sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại, nguồn nguyên liệu dồi dào nên dẫn tới khả năng cung cấp gỗ công nghiệp là vô tận. Sự tiến bộ của công nghệ, sự dồi dào về nguyên liệu dẫn đến mẫu mã, màu sắc của gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng, giá cả ngày càng giảm.
Nhược điểm sàn gỗ công nghiệp
Chống chịu nước, độ ẩm. Đây là nhược điểm lớn nhất của sàn công nghiệp. Mặc dù ngày nay có nhiều hãng, nhiều mẫu mã có khả năng chịu nước cao nhưng với việc ngập nước hoặc độ ẩm cao thường xuyên, sẽ làm sàn gỗ công nghiệp bị nở, bị cong phồng hoặc hư hỏng nghiêm trọng.
Độ bền không cao. Tuổi thọ trung bình sàn gỗ công nghiệp từ 7 – 10 năm. Khi sàn gỗ công nghiệp bị hư hỏng toàn bộ, việc thay mới sẽ khó khăn. Giá cả không phải là điều khó khăn nhất của bạn trong 7-10 năm tới mà cái khó nhất chính là việc tháo dỡ và thay mới. Bạn lắp đặt sàn gỗ xong, bạn lắp đặt nội thất, vật dụng lên sàn gỗ. Khi thay thế, bạn phải dịch chuyển hoặc tháo dỡ các vật dụng đó, chính điều này là khó khăn tới việc thi công, cũng như tới thẩm mỹ sau khi lắp mới.
Lời khuyên dành cho bạn:
Tránh gây trầy xước hoặc lỗ thủng cho sàn gỗ công nghiệp vì không thể sửa chữa được mà phải thay thế mới.
Nên bọc chân ghế, chân bàn nội thất lại tránh di chuyển làm trầy xước
Hướng dẫn chọn sàn gỗ công nghiệp
Các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp tại Việt Nam
Sàn nhựa vinyl
Cấu tạo từ các hạt nhựa PE, tạo lớp phim vân gỗ bề mặt bằng cách in trực tiếp lên các hạt nhựa hoặc kết dính lớp phim với lợp nhựa PE thành một khối, đó chính là cấu tạo của sàn nhựa.
Ưu điểm sàn nhựa
Chống chịu nước. Hạt nhựa PE nên sàn nhựa không ngại việc ngập nước hay độ ẩm cao. Dẫn tới sàn nhựa có độ ổn định cao, không giãn nở, không cong vênh cũng như không bị nấm mốc, côn trùng gây hại
Màu sắc, mẫu mã đa dạng. Cũng như sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa có những đặc tính như thế.
Không gian lắp đặt. Vượt trội hơn hẳn sàn gỗ tự nhiên cũng như sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa có thể lắp đặt được hầu hết mọi khu vực. Bạn có dám lắp sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ tự nhiên ở phòng tắm không? Sàn nhựa thì bạn thoải mái nhé.
Nhược điểm sàn nhựa
Cảm giác. Đây là điều bạn dễ nhận ra nhất, đặc biệt khi bạn đi chân trần trên các loại vật liệu. Sàn nhựa không mang lại cảm giác tự nhiên, chân thật nhất như khi bạn đi trên gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
Bong tróc. Do đa phần sàn nhựa giá rẻ sẽ sử dụng keo dính để dán sàn nhựa vào bề mặt cốt nền nên theo thời gian lớp keo có thể bị khô dẫn tới sàn nhựa bị bong, tróc ra.
Rách, thủng, hư hỏng. Vì độ dày sàn nhựa chỉ từ 2mm tới 7mm nên khả năng bị rách, bị thủng là điều không thể trách khỏi. Khi xảy ra sự cố, bạn không thể khắc phục được mà chỉ có cách thay mới thanh sàn nhựa bị hư hỏng đó.
XEM THÊM: So sánh sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ Engineer – Ván sàn gỗ kỹ thuật
Có thể xem đây là dòng sản phẩm “lai” kết hợp giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. XEM THÊM: Sàn gỗ engineer là gì
Ưu điểm sàn gỗ Engineer
Đẹp như sàn gỗ tự nhiên. Bề mặt trên của sàn gỗ Engineer được tạo từ lớp gỗ tự nhiên nguyên khối dày từ 2mm tới 5mm nên khi bạn lắp đặt hoàn thiện, bạn không thể phân biệt được đâu là sàn gỗ tự nhiên, đâu là sàn gỗ engineer, đơn giản vì nó đẹp như nhau.
Ổn định cao. So với sàn gỗ tự nhiên thì sàn gỗ engineer ổn định hơn nhiều, ít giãn nở, ít cong vênh.
Nhược điểm sàn gỗ engineer
Chịu lực. Sàn gỗ Engineer chịu lực kém hơn sàn gỗ tự nhiên do lớp bề mặt mỏng, lớp cốt plywood nhẹ và mềm.
Khả năng tái sử dụng thấp. Bạn chỉ có thể chà nhám, làm mới sàn gỗ engineer từ 2- 3 lần nhưng nó còn tốt hơn sàn gỗ công nghiệp nhé.
Sàn tre – Vật liệu cho tương lai
Sàn tre được sản xuất từ cây tre, nguồn nguyên liệu tương đối sẵn có và rẻ tiền. Tre được xẻ thanh hoặc nghiền thành bột rồi ép lại với nhau. Có 3 dạng phổ biến: Ghép ngang, ghép dọc và ghép nguyên khối.
Ưu điểm sàn tre
Cứng. Đó là điều đầu tiên bạn cảm nhận được. Vì được ép từ tre đã qua xử lý và với đặc tính cây tre là cứng nên sàn gỗ tre có độ cứng cao.
Giá rẻ: Chỉ từ 650.000 đ/m2 tới 850.000 đ/m2 nên sàn tre là sự lựa chọn cạnh tranh với sàn gỗ Engineer.
Nhược điểm sàn tre
Thẩm mỹ. Sàn tre không có vân, lại bị các điểm mắt (do lóng tre gây nên) nên nhìn tương đối đồng điệu.
Cong vênh. Do cũng là thuộc dạng như gỗ tự nhiên nên sàn tre xảy ra hiện tượng cong vênh, đặc biệt với nhà sản xuất sử dụng cây tre non.
Trên đó là 5 loại sàn gỗ thông dụng lót sàn nhà mà bạn nên biết. Theo bạn còn có những loại khác nào nữa, cùng chia sẻ để mọi người biết nhé. Nếu bạn cần tư vấn hay nhận báo giá mới nhất sàn gỗ tự nhiên ngoài trời, sàn gỗ ngoài trời, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp vui lòng liên hệ: 093.641.7070 hoặc email tới: quan.nguyen@sangongoaitroi.co