Sàn gỗ tự nhiên lau dầu

Sàn gỗ tự nhiên lau dầu đang được ưa chuộng trong các căn biệt thự, nhà phố sang trong. Sàn gỗ tự nhiên trong nhà thường được hoàn thiện bằng sơn UV hoặc lau dầu chuyên dụng. Hình thức hoàn thiện bằng sơn UV là phổ biến nhất, với chi phí phải chăng, khả năng chống chịu trầy xước cao nhưng nhược điểm là không tạo ra cảm giác chân thật của gỗ. Để khắc phục nhược điểm đó, những gia chủ muốn có cảm giác chân thực khi đặt chân lên sàn gỗ sẽ dùng giải pháp lau dầu cho sàn gỗ tự nhiên trong nhà của mình.

Hãy cùng sàn gỗ CQ tìm hiểu, ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên đánh dầu trong nhà nhé.

Ưu điểm sàn gỗ tự nhiên lau dầu

Chân thực: Là cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn, chạm, sờ và cảm nhận được từ bề mặt sàn gỗ được hoàn thiện dầu. Lớp dầu bề mặt trên sàn gỗ tự nhiên không tạo ra màng bọc các thớ gỗ như sơn UV, mà sẽ thẩm thấu vào từng lỗ nhỏ trên gỗ và vẫn duy trì được bề mặt hoàn thiện như khi chưa lau dầu. Khi bạn đứng trên sàn gỗ tự nhiên hoàn thiện lau dầu, bạn sẽ như đứng thực tế trên bề mặt gỗ.

Sàn gỗ tự nhiên lau dầu
Lau dầu sàn gỗ Teak Miến điện

Đa dạng về màu sắc: Các dòng dầu gỗ trong nhà hiện nay có nhiều mã màu sắc cho bạn lựa chọn, phù hợp với nhiều loại gỗ tự nhiên. Từ các dòng dầu không màu (Clear) giữ nguyên màu sắc gỗ, tới các dòng dầu tạo màu như màu Walnut, màu Palisander, màu Mahogany….và có thể pha trộn tạo màu nhằm đáp ứng đủ thị hiếu của bạn.

Không bị bong tróc bề mặt: Dầu quét sẽ thẩm thấu vào từng thớ gỗ, không tạo màng cứng bọc ngoài gỗ, do đó theo thời gian sẽ không bị bong tróc lớp sơn bề mặt như sơn PU hay thậm chí là sơn UV.

Dễ dàng sửa chữa: Các vết trầy xước, hư hỏng của sàn gỗ trong quá trình sử dụng có thể được sửa chữa một cách dễ dàng. Với các vết trầy, khiếm khuyết bạn chỉ cần xả nhẹ, sửa lỗ hổng sau đó tiến hành lau lại dầu là xong. Bạn chỉ cần sửa chửa cục bộ, chỉ khu vực bị hư hỏng chứ k cần thiết phải sửa lại toàn bộ sàn như sơn UV.

Thân thiện với môi trường: Dầu lau gỗ thường được chiết xuất từ nhựa cây, gốc nước do đó không độc hại với sức khoẻ con người cũng như môi trường trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm khi lau dầu cho sàn gỗ tự nhiên

Khả năng chống trầy xước tương đối: Không tạo màng cứng vật lý phủ lên bề mặt gỗ, do đó khả năng chống trầy của sàn gỗ tự nhiên khi lau dầu sẽ kém hơn sàn gỗ UV. Sàn gỗ của bạn sẽ dễ bị trầy xước hơn, dễ bị lún, lõm khi kéo vật sắc nhọn bề mặt, hoặc bị rơi đồ nặng.

Dễ bị bám bẩn: Khi lớp dầu khô hoàn toàn sẽ không bị bám bẩn, dơ ố. Nhưng khi lớp dầu chưa khô hẳn hoặc sử dụng loại dầu kém chất lượng thì khả năng bị bám bẩn, dơ ố sẽ xảy ra. Trong quá trình sử dụng, dầu sẽ thấm thấu vào gỗ, dẫn tới hiện tượng bị phai màu, dơ và ố.

Chi phí bảo trì: Vì dầu thẩm thấu vào gỗ, dẫn tới những vệt gỗ bị phai màu, bị mài mòn tại khu vực đi lại nhiều hoặc bị mưa ướt, do đó định kỳ từ 1 đến 2 năm bạn sẽ phải tiến hành bảo dưỡng lại sàn gỗ. Việc bảo trì sẽ phát sinh chi phí về nhân công và dầu lau.

Các loại dầu lau gỗ trong nhà

Hiện nay, sử dụng dầu lau gỗ chuyên dụng trong nhà có 3 thương hiệu lớn là: GORI (xuất xứ Đan Mạch), OSMO (xuất xứ Đức), WOCA (xuất xứ Đan Mạch).

Mỗi thương hiệu có mỗi điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuỳ thuộc vào thị hiếu và sở thích của mỗi người để lựa chọn loại dầu phù hợp cho chính mình.

Gỗ tự nhiên lau dầu
Bề mặt hoàn thiện sàn gỗ lau dầu

Quy trình lau dầu cho sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ tự nhiên có thể lau dầu bằng vải, cọ quét trực tiếp lên bề mặt (với khối lượng ít) hoặc dùng máy đánh (với khối lượng lớn). Nhưng tất cả phải theo quy trình sau

Bước 1: Làm mịn bề mặt, chỉnh sửa khiếm khuyết và vệ sinh bề mặt

Sử dụng giấy nhám thô hoặc mịn tuỳ thuộc bề mặt hiện hữu của sàn gỗ để làm mịn bề mặt 1 cách nhanh chóng nhất. Bạn nên trám trét, xử lý các kiếm khuyết bề mặt như nứt nẻ, lõm, lỗ nhỏ, mắt chết bằng các chất trám lỗ chuyên dụng. Sau khi xử lý xong, sử dụng nhám 240 đánh mịn bề mặt. Sau khi làm mịn xong, hút bụi và vệ sinh bề mặt sạch sẽ, chờ khô ráo để tiến hành lau dầu.

Bước 2: Lau dầu bề mặt

Bạn sử dụng vải lau, cọ hoặc máy đánh dầu để đánh dầu trên bề mặt sàn. Dầu phải được đánh tuần tự, từ trong ra ngoài để đảm bảo đều, đẹp và khi đánh xong là rút ra ngoài, không đi lại, dẫm lên bề mặt đã đánh dầu khi chưa khô. Sau khi đánh lớp 1, tuỳ thuộc loại dầu và thời gian khô bề mặt, bạn sẽ tiến hành đánh lớp dầu thứ 2. Ví dụ, với thương hiệu Gori, bạn sẽ phải chờ từ 12-24 giờ để đánh lớp thứ 2. Trước khi bắt đầu đánh lớp 2, bạn phải dùng giấy nhám mịn, xả nhẹ lớp dầu bề mặt để tạo vết xước (nhằm mục đích tạo chân cho dầu thấm vào), sau đó vệ sinh và tiến hành đánh lớp 2.

Bước 3: Vệ sinh lại bề mặt sàn gỗ 

Khi tiến hành xong lớp 2, và bề mặt sàn đã khô ráo hoàn toàn, bạn tiến hành dùng giẻ mịn, mềm lau lại bề mặt cho sáng bóng là có thể đưa vào sử dụng

Đơn giá lau dầu sàn gỗ tự nhiên trong nhà

Đối với từng thương hiệu dầu, nhưng giá trung bình để tiến hành lau dầu sàn gỗ tự nhiên trong nhà dao động từ 260.000 đ/m2 tới 300.000 đ/m2 (bao gồm vật tư dầu + nhân công).

Chi phí lau dầu mắc hơn so với sơn UV, do đó giá sàn gỗ tự nhiên dùng dầu lau cũng cao hơn giá sàn gỗ tự nhiên sơn UV từ 250.000 đ/m2 tới 300.000 đ/m2.

Sàn gỗ Teak
Sàn gỗ Teak Myanmar lau dầu màu Óc chó hoàn thiện

Đơn vị cung cấp sàn gỗ tự nhiên lau dầu uy tín

Sàn gỗ CQ đã cung cấp và thi công nhiêu công trình lau dầu cho gỗ tự nhiên từ ngoài trời tới trong nhà, do đó bạn cần tìm đơn vị uy tín, tại sao không liên hệ chúng tôi theo hotline: 093.641.7070

XEM THÊM:

Công trình sàn gỗ Teak Myanmar trong nhà

Công trình sàn gỗ Teak Myanmar ngoài trời

Thi công sàn gỗ ban công

Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh