Sàn gỗ công nghiệp chịu nước – Cách phân biệt

Khi tham khảo về các loại sàn gỗ công nghiệp trên thị trường, có lẽ không dưới vài lần bạn nghe đến khái niệm “sàn gỗ chịu nước“, nhưng bạn có thật sự hiểu sàn gỗ chịu nước là gì và cách phân biệt các loại sàn công nghiệp chịu nước như thế nào cho chính xác? Và loại sàn gỗ công nghiệp nào thì chịu nước tốt hiện nay?

Thực ra, không có loại sàn gỗ công nghiệp nào hoàn toàn chịu nước, mà chỉ là chịu nước tốt hơn các loại sàn gỗ công nghiệp thông thường khác. Nếu bị ngâm trong nước quá lâu, tất cả chúng đều bị mất kết cấu ban đầu dẫn đến hiện tượng phồng rộp, cong vênh, biến dạng.

Ví dụ như: Sàn gỗ công nghiệp Golvabia của Thuỵ Điển có khả năng chịu nước trong vòng 72h, còn sàn gỗ công nghiệp thông thường (của Trung Quốc, Việt Nam) chỉ chịu nước được trong khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ. Sau thời gian định mức trên, nếu không được hong khô ráo thì sẽ dẫn đến hiện tượng phồng rộp, cong vênh gây mất thẩm mỹ.

Vậy dựa vào đâu để chúng ta có cách phân biệt các loại sàn chịu nước với những loại sàn gỗ công nghiệp không chịu được nước. Hôm nay, Sàn gỗ CQ sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết nhé.

I – Cách phân biệt các loại sàn gỗ công nghiệp chịu nước

1) Dựa vào nguồn gốc xuất xứ

Thông thường, nhắc đến sàn gỗ chịu nước, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp đến từ châu Âu như: sàn gỗ Kronoswiss, Egger, Kronotex, … hay một số thương hiệu sàn gỗ Malaysia như Robina, Fortune… Tất nhiên những thương hiệu sàn gỗ đã nổi tiếng này chất lượng là điều không khỏi bàn cãi nhưng đi kèm theo đó là giá cả không hề “nhẹ nhàng” chút nào. Ví như, sàn gỗ Kronoswiss – sàn gỗ Thuỵ Sỹ cao cấp loại 12mm, có giá lên tới 680.000 đ/m2 cao hơn cả sàn gỗ Sồi tự nhiên ghép FJL.

Một số thương hiệu sàn gỗ Việt Nam như Charm Wood, Acacia hay Morser sử dụng công nghệ ép lõi HDF tiên tiến hoặc HDF lõi xanh chống ẩm, đã có thời gian chịu nước lên tới 72 giờ.

XEM THÊM: Cách chọn sàn gỗ công nghiệp phù hợp với khí hậu Việt Nam

cach-phan-biet-san-go-cong-nghiep-chiu-nuoc

2) Dựa vào kiểm tra trực tiếp

Điều này rất đơn giản, muốn kiểm tra sàn gỗ công nghiệp đó có chịu nước hay không, bạn chỉ cần ngâm thanh mẫu vào nước khoảng nửa ngày. Sau đó vớt thanh gỗ đã ngâm và so sánh với thanh gỗ không ngâm, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt.

Sau khi ngâm ngập nước từ 12 giờ – 24 giờ, các hiện tượng xảy ra đổi với các loại sàn gỗ công nghiệp thường là:

  • Bị phồng rộp bề mặt theo dạng bong bóng, nhìn bằng mắt thường có thể thấy được.
  • Bề mặt không thay đổi nhưng kích thước bị nở rộng ra, bạn có thể kiểm tra bằng thước đo chi tiết.

Tất nhiên, bạn không thể gom tất cả các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp hiện có trên thị trường và thử nghiệm được. Vì vậy, trước khi thử nghiệm trực tiếp kiểu này, bạn nên có chút thông tin về các thương hiệu sàn gỗ, và chỉ nên thử nghiệm thanh mẫu cho những thương hiệu sàn gỗ mà bạn đang băn khoăn mà thôi.

II – Thời gian chịu nước của một số thương hiệu sàn gỗ

Sàn gỗ CQ sẽ chia sẻ cho các bạn thời gian chịu nước tương đối của một số thương hiệu sàn gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay:

– Sàn gỗ Malaysia: Một số cái tên thương hiệu sàn gỗ xuất xứ từ Malaysia mà chúng ta hay nghe phải kể đến như: Robina,Janmi, Borneo, Inovar, … Sàn gỗ công nghiệp Malaysia có khả năng chịu nước tương đối tốt, có thể ngâm trong nước từ 8 – 10 giờ đồng hồ mà việc sàn gỗ bị phồng rộp, dãn nở là rất ít. Độ nở khi ngâm trong nước nhỏ từ 5 – 8%. Không chỉ có khả năng chịu nước tốt, sàn gỗ Malaysia còn có khả năng chống xước, độ cứng cao, bền màu với thời gian và các hóa chất thông thường.

Xem thêm: Các sản phẩm sàn gỗ Malaysia

– Sàn gỗ Trung Quốc: Hơn 60% thị trường sàn gỗ công nghiệp Việt Nam hiện nay được xuất xứ từ Trung Quốc bởi một lẽ sàn gỗ Trung Quốc giá rẻ và màu sắc khá bắt mắt, đa dạng. Tuy nhiên, sàn gỗ Trung Quốc có khả năng chịu nước và độ kém, chúng có khả năng chịu nước khoảng 3 – 4h đồng hồ.

– Sàn gỗ Thuỵ Sỹ: Với đặc điểm có 5 lớp cấu tạo thay vì 4 lớp như sàn gỗ công nghiệp thông thường, sàn gỗ Thụy Sĩ đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như chất lượng, độ bền cao. Đơn cử thương hiệu sàn gỗ công nghiệp Thuỵ Sỹ nổi tiếng nhất ở thị trường Việt Nam phải kể đến Kronoswiss. Lớp bề mặt trên cùng của sàn Kronoswiss được tạo thành bởi hỗn hợp gồm oxit nhôm, sợi thủy tinh và một số hợp chất hữu cơ khác được nhiệt đới hóa ở nhiệt độ cao giúp bề mặt bền với nhiệt và không bị ảnh hưởng của các hóa chất thông thường.

Kronoswiss không chịu ảnh hưởng của tác động lực mạnh do có lớp gỗ HDF độ cứng cao. Đặc biệt, bề mặt Kronoswiss hạn chế việc thẩm thấu nước giúp sàn gỗ chịu nước tốt hơn. Ngoài ra, lớp lót dưới cùng làm bằng nhựa tổng hợp pha với bột gỗ nguyên chất được lấy từ những loại gỗ quý từ Thụy Sĩ như gỗ lim, gỗ thông,…, có tác dụng giúp ổn định sàn gỗ và chống ẩm thấp từ hơi đất bốc lên. Nhờ các lớp cấu tạo đặc biệt trên, sàn gỗ Kronoswiss có khả năng chịu nước đến 48 – 72h liên tục, độ giãn nở của nó ở mức rất thấp 3%.

Sàn gỗ Việt Nam: Một số thương hiệu sàn gỗ công nghiệp Việt Nam chịu nước hiện nay nổi tiếng là sàn gỗ Charm Wood – lên tới 72 giờ, sàn gỗ Acacia 12mm chịu tới 72 giờ, bảo hành mối mọt 5 năm và bảo hành ngập 6 tháng. Sàn gỗ Morser lõi xanh chịu nước với độ ổn định trong vòng 72 giờ ngập.

Sàn gỗ Acacia A2681

Tất nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, sàn gỗ CQ không thể chia sẻ hết cho các bạn chi tiết chỉ số chịu nước của từng loại sàn gỗ công nghiệp cụ thể. Nhưng hi vọng qua bài viết này, CQ đã chia sẻ phần nào cho các bạn “Cách phân biệt các loại sàn gỗ chịu nước“, giúp các bạn có thêm kiến thức trong việc lựa chọn sàn gỗ phù hợp cho mình.

Xem thêm:

Cách khắc phục sàn gỗ ngập nước

Sàn gỗ Kronoswiss

Sàn gỗ công nghiệp

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh