5 yếu tố cần xem xét khi chọn mua sàn gỗ Engineer

Sự đa dạng về loại gỗ, đa dạng về màu sắc, quy cách cũng như phân loại A,B,C là điều thuận lợi cho người mua hàng trong việc lựa chọn nhưng cũng là tác nhân khiến bạn bị rối và khó ra quyết định chọn mua sàn gỗ Engineer. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, đã cung cấp và lắp đặt cho hơn một nghìn hộ gia đình và dự án, sàn gỗ CQ sẽ hướng dẫn bạn cách chọn mua sàn gỗ Engineer với 5 yếu tố bạn cần xem xét, đánh giá.

1.) Lớp bề mặt

Với cấu trúc là các lớp xếp chồng lên nhau, kết dính bằng keo chống chịu nước, và an toàn với sức khoẻ con người, nên sàn gỗ Engineer cứng và chắc chắn. Nhưng tại sao lớp bề mặt sàn gỗ Engineer lại quan trọng và đáng phải xem xét?

Lớp bề mặt sàn gỗ Engineer được cấu tạo từ gỗ tự nhiên nguyên thanh, dày từ 0.6mm tới 5mm, phổ biến nhất là độ dày 2mm và 3mm. Lớp bề mặt sẽ quyết định tính thẩm mỹ, vẻ đẹp của sàn gỗ nhà bạn cũng như quyết định độ chịu lực, độ bền sàn gỗ cũng như giá cả. Sàn gỗ Engineer có bề mặt sàn gỗ dày hơn sẽ có độ bền cao hơn, khả năng tái sử dụng cao hơn đồng nghĩa là giá sẽ đắt hơn.

Bạn cũng cần kiểm tra kết cấu lớp gỗ bề mặt và lớp plywood đáy bằng cách xem mặt cắt để thấy sự chắc chắn hay không, lớp bề mặt có dễ bị bong tróc khỏi lớp plywood hay không.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào ngân sách và thẩm mỹ, bạn nên lựa chọn loại gỗ bề mặt nào, độ dày bao nhiêu và bản rộng bao nhiêu, màu sắc như nào.

Sàn gỗ Engineer lau dầu

Xem thêm: Các loại sàn gỗ Engineer

2.) Lớp Plywood

Mặc dù sẽ không thấy khi lắp đặt hoàn thiện, nhưng lớp Plywood lại vô cùng quan trọng, không kém gì lớp bề mặt. Lớp Plywood sẽ quyết định khả năng chịu lực, độ bền sàn gỗ. Bởi vì, lớp Plywood sẽ tiếp xúc trực tiếp với cốt nền, sẽ chịu ẩm và chịu lực. Một lớp Plywood tốt là plywood cấu tạo từ 8-10 lớp ván gỗ tự nhiên mỏng, ghép lại với nhau chặt chẽ, không bị bong tróc thành từng mảng khi ngâm nước, hoặc bị giãn nở. Thông thường, lớp Plywood này được nhập khẩu từ các nước châu Âu và làm từ gỗ Ash hoặc gỗ Birch, gỗ Dái ngựa (Maho).

3.) Quy cách sàn gỗ engineer

Sàn gỗ Engineer đa dạng về quy cách hơn so với sàn gỗ tự nhiên với bản rộng hơn, chiều dài dài hơn. Sàn gỗ Engineer có thể rộng chỉ 60mm, nhưng cũng có thể rộng tới 250mm. Mỗi loại quy cách sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như tỷ lệ hao hụt khi lắp đặt. Sàn gỗ Engineer bản ngắn sẽ có giá rẻ hơn so với bản dài, bản nhỏ sẽ rẻ hơn ro với bản rộng. Tuỳ thuộc vào không gian lắp đặt, bạn có thể chọn quy cách phù hợp với phòng và ngân sách. Với những phòng nhỏ hẹp như phòng ngủ, bạn có thể chọn sàn gỗ engineer ngắn, bản nhỏ. Với những căn phòng lớn và dài, đẹp nhất là bạn sử dụng quy cách rộng và dài càng tốt. Quy cách sàn gỗ kỹ thuật phổ biến như sau (Dày x Rộng x Dài): 15 x 90 x 900mm, 15 x 120 x 900 mm, 15 x 150 x 900 mm.

Nhưng, không thể gọi là đúng hay sai khi bạn chọn quy cách sàn gỗ bởi vì đó là sở thích của bạn.

4.) Bề mặt hoàn thiện

Bạn có thể chọn mua bề mặt hoàn thiện sàn gỗ Engineer với 2 lựa chọn: Sơn UV hoặc Lau dầu. Với mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Hãy cùng sàn gỗ CQ xem xét những điểm này để chọn mua sàn gỗ Engineer với bề mặt ưng ý nhất nhé.

4.1) Sơn UV

Đây là công nghệ tiên tiến hiện nay, thường được áp dụng đối với cả sàn gỗ Engineer và sàn gỗ tự nhiên. Khác hẳn với sơn PU là dùng tay và khô tự nhiên, thì sơn UV bắt buộc thực hiện bởi dây chuyền máy móc hiện đại, sấy khô ngay bằng tia hồng ngoại. Hiện nay, sơn UV sẽ quyết định độ tốt sàn gỗ bằng sơn của hãng nào, bao nhiêu lớp. Với tất cả sản phẩm sàn gỗ của CQ, chúng tôi cam kết sử dụng sơn Treffert nhập khẩu từ CHLB Đức với 05 lớp sơn.

Ưu điểm sơn UV

Sơn UV gia tăng độ cứng sàn gỗ, cách ly tốt sàn gỗ với các tác nhân gây hại như nấm mốc, mối mọt, cũng như nước.

Hạn chế việc bị trầy xước, thủng lỗ do va đập, kéo xước

Sàn gỗ Engineered

Nhược điểm sơn UV

Tạo bề mặt bóng, cảm giác không thật như gỗ

Các vết trầy xước thường dễ thấy, khó xử lý lại.

4.2) Lau dầu

Có rất nhiều loại dầu có thể dùng để lau cho sàn gỗ Engineer từ các loại dầu rẻ tiền và không chuyên dụng cho gỗ như dầu lanh, dầu mè hoặc 1 số dòng dầu gỗ các bác nội thất hay sử dụng. Tới các dòng dầu chuyên dụng cho sàn gỗ như dầu Gori nhập khẩu Đan Mạch, dầu Osmo nhập khẩu từ Đức. Giá cả các loại dầu sẽ khác nhau, bao gồm chi phí dầu và chi phí nhân công lau dầu. Thông thường, sàn gỗ Engineer lau dầu sẽ được thực hiện lau bằng tay thay cho bằng máy.

Ưu điểm sàn gỗ engineer lau dầu

  • Tạo cảm giác chân thực, bạn thực sự đi chân trần trên gỗ, chạm trực tiếp vào gỗ
  • Dễ dàng tạo màu
  • Bảo quản và hạn chế mối mọt
  • Dễ xử lý vết trầy xước

Nhược điểm sàn gỗ Engineer lau dầu

  • Bị nấm mốc, nếu sử dụng loại dầu kém chất lượng
  • Bị bám bẩn, khó lau chùi
  • Bị phai màu

5.) Bảo dưỡng sàn gỗ Engineer

Đây là yếu tố sẽ quyết định tới độ bền sàn gỗ Engineer. Nếu bề mặt sàn gỗ được xử lý tốt như chả hạn lau dầu Gori hoặc sơn UV 05 lớp bằng sơn Treffert thì sẽ vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, hạn chế lau nước quá nhiều lên bề mặt sàn gỗ Engineer hoặc sử dụng chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng hoặc chất tẩy công nghiệp. Điều này có thể làm phai màu sàn gỗ, hư hỏng hoặc bị đốm, uế bề mặt sàn.

Do đó, muốn chọn mua sàn gỗ engineer bạn cần nắm rõ được những bí quyết, những yếu tố trên để có thể ra quyết định nhanh chóng, và chọn đúng loại sàn gỗ Engineer phù hợp với gia đình của mình.

Bạn cần tư vấn, bạn cần tìm nhà cung cấp sàn gỗ engineer uy tín, hoặc báo giá mới nhất sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ tự nhiên ngoài trời, sàn gỗ công nghiệp, vui lòng liên hệ chúng tôi theo hotline: 093.641.7070

XEM THÊM: Bảng giá sàn gỗ Engineer mới nhất

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh