10 lợi ích của sàn gỗ Engineer

Sàn gỗ Engineer hay sàn gỗ Kỹ thuật là loại sàn gỗ phổ biến hiện nay, là giải pháp thay thế hoàn hảo cho sàn gỗ tự nhiên. Trước sự khan hiếm về nguồn cung cấp, sự tăng nhanh về giá cả của các loại sàn gỗ tự nhiên, thì sàn gỗ engineer là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều hộ gia đình. Tại sao sàn gỗ Engineer lại được ưa chuộng? Thật dễ dàng để chỉ ra cho bạn 10 lợi ích của sàn gỗ Engineer, điều khiến nó là sản phẩm sàn gỗ hấp dẫn người tiêu dùng.

1.) Trông giống như sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh.

Điều tuyệt vời nhật của sàn gỗ Engineer là bề mặt nó trông như sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh. Sau khi lắp đặt hoàn thiện, hầu như không ai có thể phân biệt được đâu là sàn gỗ tự nhiên nguyên thanh, đâu là sàn gỗ Engineer. Sự đặc biệt về cấu tạo tạo nên điểm mạnh này cho sàn gỗ Engineer. Với lớp gỗ tự nhiên bề mặt dày từ 2mm tới 5mm, là điểm tạo nên vẻ đẹp tự nhiên cho ngôi nhà của bạn.

2.) Ổn định hơn sàn gỗ tự nhiên

Có vẻ đẹp tuyệt vời như sàn gỗ tự nhiên, nhưng điểm vượt trội của sàn gỗ kỹ thuật so với sàn gỗ tự nhiên chính là sự ổn định. Cấu tạo từ lớp bề mặt gỗ tự nhiên mỏng, lớp đáy bằng plywood hoặc gỗ ghép ngang khiến cho sàn gỗ Engineered hầu như không giãn nở dưới tác động của thời tiết, độ ẩm. Do đó, sàn gỗ Engineer là sự lựa an toàn cho những khu vực bạn dự định lắp đặt sàn gỗ mà lựa chọn sàn gỗ tự nhiên mang nhiều rủi ro như khu vực nhà bếp, khu vực tầng hầm, lầu trệt…

3.) Độ bền cao

Tuy không thể so sánh với sàn gỗ tự nhiên, nhưng độ bền sàn gỗ kỹ thuật cao hơn nhiều so với các loại sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa vinyl… Cấu tạo từ gỗ tự nhiên, độ dày thanh ván sàn là 15mm nên độ chịu lực của sàn gỗ Engineer tương đối cao, tránh được tác động của sự va đập, kéo. Cũng như hạn chế được sự giãn nở, sự ảnh hưởng của độ ẩm cũng làm gia tăng độ bền, tuổi thọ sàn gỗ engineer.

4.) Có khả năng làm mới lại

Sau một thời gian sử dụng, lớp bề mặt sàn gỗ kỹ thuật có thể bị trầy xước, lồi lõm hoặc bị phai màu, bào mòn lớp sơn UV khiến nó bị xấu, bị giảm mức độ thẩm mỹ. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng, bạn có thể tái làm mới lại sàn gỗ Engineer giống như làm mới sàn gỗ tự nhiên. Bạn chỉ cần xả giấy nhám, giấy ráp để loại bỏ những vết trầy xước, vết lồi lõm rồi sau đó tiền hành sơn sửa lại, là bạn đã lấy lại được vẻ đẹp vốn có ban đầu của nó.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào độ dày lớp bề mặt, số lần tái làm mới sàn gỗ engineer sẽ khác nhau, trung bình từ 2-3 lần trong vòng đời sản phẩm.

Sàn gỗ Chiu Liu Campuchia

5.) Đa dạng về chủng loại, mẫu mã

Sàn gỗ tự nhiên có bao nhiêu loại gỗ, bao nhiêu quy cách thì sàn gỗ engineer có hơn bấy nhiêu loại gỗ, có hơn bấy nhiêu quy cách. Sự đa dạng về loại gỗ của sàn gỗ Engineer được thể hiện là hầu như loại gỗ nào cũng có thể sử dụng làm bề mặt engineer như gỗ Maple, gỗ Birch… Quy cách sàn gỗ Engineer cũng đa dạng hơn, đó là những bản gỗ to hơn, rộng hơn và dài hơn. Bạn sẽ khó có thể sản xuất được sàn gỗ Sồi bề mặt rộng tới 250mm, dài tới 1800mm nhưng với sàn gỗ Engineer Sồi thì điều đó vô cùng đơn giản.

Xem thêm: Các loại sàn gỗ Engineer

6.) Sự đồng đều về màu sắc, vân gỗ

Vì bề mặt sàn gỗ Engineer chỉ là lớp gỗ tự nhiên dày từ 2mm – 5mm nên sự xẻ cây gỗ ra để lấy lớp bề mặt này rất dễ dàng. Có nhiều hình thức xẻ bề mặt engineer như xẻ dọc thớ hay xẻ cuộn tròn, sẽ mang lại những lớp vân gỗ khác nhau. Nhưng với cách xẻ nào thì sàn gỗ Engineer hầu như có độ đồng đều màu và vân gỗ lên tới hơn 90%, sự khác biệt so với sàn gỗ tự nhiên.

Điểm mạnh nữa về thẩm mỹ sàn gỗ Engineer là bạn có thể lựa chọn chỉ một loại vân gỗ để chọn mua và lắp đặt.

Sàn gỗ Engineer Óc Chó - Sàn gỗ kỹ thuật Walnut

7.) Dễ dàng lắp đặt

Việc lắp đặt, thi công sàn gỗ engineer đơn giản hơn so với sàn gỗ tự nhiên. Do đồng đều màu, đồng đều vân cao nên bạn hạn chế được công sức để lựa gỗ, để phân loại gỗ theo màu sắc, theo vân trước khi lắp đặt.

Sàn gỗ engineer ổn định hơn nên bạn có thể trừ các khoảng hở tường không lớn, k cần phải tính toán kỹ như sàn gỗ tự nhiên.

Điểm đặc biệt nữa, sàn gỗ Engineer có thể chạy dạng hèm khoá click mộng như sàn gỗ công nghiệp nhằm tăng tốc khả năng lắp đặt, cũng như không dùng keo dán – dễ dàng cho việc sửa chữa sau này.

8.) Giá thành phù hợp

Không đắt như sàn gỗ tự nhiên, không rẻ như sàn gỗ công nghiệp, giá bán sàn gỗ Engineer phù hợp với ngân sách của nhiều hộ gia đình. Giá bán sàn gỗ engineer dao động từ 650.000 đ/m2 tới 950.000 đ/m2 phụ thuộc vào loại gỗ và quy cách cũng như nhà sản xuất.

Giá sàn gỗ Engineer rẻ hơn 20% – 30% so với sàn gỗ tự nhiên, cao hơn từ 10% – 20% so với sàn gỗ công nghiệp. Tuy vậy, có nhiều loại sàn gỗ Engineered có giá bán ngang bằng sàn gỗ Sồi ghép FJL và sàn gỗ công nghiệp 12mm châu Âu như sàn gỗ Kronotex.

9.) Thân thiện với môi trường

Hầu như loại gỗ nào cũng được sử dụng để làm sàn gỗ Engineer, hầu như bộ phận nào của cây cũng được sử dụng làm sàn gỗ Engineer. Do đó, sử dụng sàn gỗ Engineer, bạn sẽ hạn chế được sự huỷ hoại môi trường bởi nạn chặt phá rừng. Cũng như việc sử dụng sàn gỗ Engineer với sơn UV 05 lớp bằng sơn Treffert Đức sẽ hạn chế được sự phát thải ra môi trường, cũng như an toàn cho sức khoẻ con người.

10.) Lựa chọn sàn gỗ Engineer thực sự dễ dàng.

Không khó khăn như việc hướng dẫn chọn mua sàn gỗ tự nhiên, hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp, chọn mua sàn gỗ Engineer cực kỳ dễ dàng. Để kiểm tra sàn gỗ Engineer, bạn chỉ cần kiểm tra độ dày bề mặt, lớp plywood xem mặt cắt ghép có chặt, có bền vững không.

Tuy vậy, để lựa chọn đúng, bạn cần lựa chọn đơn vị cung cấp sàn gỗ engineer uy tín, chất lượng thì bạn không thể bỏ qua sàn gỗ CQ. Sàn gỗ CQ đã và đang sản xuất nhiều loại sàn gỗ Engineer Sồi, Engineer Óc Chó (Engineer Walnut) cung cấp cho các dự án, nhà dân, biệt thự…

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh