So sánh, phân biệt sàn gỗ Engineer với sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ Engineer và sàn gỗ công nghiệp là một loại? Sàn gỗ Engineer (sàn gỗ kỹ thuật) hay sàn gỗ công nghiệp tốt hơn? Chúng khác nhau như nào? Đây là những câu hỏi mà không phải một mà rất nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt rõ được. Nếu được chọn lựa hoặc phải chọn giữa sàn gỗ Engineer và sàn gỗ công nghiệp cho ngôi nhà, mái ấm của bạn, bạn sẽ chọn sàn gỗ loại nào? Thật khó đúng không. Sàn gỗ CQ (https://sangongoaitroi.co/) sẽ giúp bạn so sánh, phân biệt sàn gỗ Engineer với sàn gỗ công nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cơ bản và khách quan nhất về 2 loại sàn gỗ này.

Cấu tạo

Cấu tạo chính là điểm dễ dàng nhận ra, cũng chính là điểm dễ dàng nhất giúp bạn phân biệt được 2 loại sàn gỗ này. Sàn gỗ công nghiệp thông thường cấu tạo gồm 4 lớp: Lớp nhựa đáy bề mặt, lớp lõi là bột gỗ, lớp nhựa hay còn gọi là lớp phin giả vân gỗ và cuối cùng là lớp nhựa phủ bề mặt chống trầy xước. Còn ngược lại sàn gỗ Engineer thông thường chỉ có 3 lớp: Lớp đáy mỏng bằng gỗ tự nhiên, lớp tấm Polywood hoặc Các thanh gỗ tự nhiên ghép ngang, lớp cuối cùng là lớp ván mỏng bề mặt bằng gỗ tự nhiên.

Sự khác nhau trong cấu trúc được thể hiện ở bảng sau:

So sánh, phân biệt sàn gỗ Engineer với sàn gỗ Công nghiệp

Thông qua cấu trúc, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là sàn gỗ Engineer được cấu tạo hoàn toàn từ gỗ tự nhiên, gồm các thanh gỗ tự nhiên mỏng ép chặt với nhau thành 1 khối bằng keo và sức nén thuỷ lực, có bề mặt là gỗ tự nhiên. Còn sàn gỗ công nghiệp được sản xuất và cấu tạo từ bột gỗ và nhựa.

Độ bền

Sàn gỗ kỹ thuật (Engineer) hay sàn gỗ công nghiệp sẽ có độ bền, tuổi thọ cao hơn? Theo nghiên cứu của tạp chí Flooring Inside, Sàn gỗ Engineer có độ bền từ 15 – 20 năm, khả năng tái sử dụng từ 3 – 5 lần, còn sàn gỗ công nghiệp có độ bền dao động từ 7 – 10 năm, khả năng tái sử dụng chỉ 1 – 2 lần. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng – nếu cách thức bạn lau, vệ sinh sàn gỗ hoặc sàn gỗ bị ngập nước, thì tuổi thọ sàn gỗ công nghiệp giảm nhanh, có thể hôm nay bạn lắp ngày mai bạn phải tháo bỏ và thay mới.

Điều quan trọng đôí với tất cả các loại sàn gỗ từ sàn gỗ tự nhiên tới sàn gỗ công nghiệp, cách thức bạn sử dụng, cách bạn bảo dưỡng sẽ quyết định độ bền.

Giá thành sản phẩm

Sàn gỗ Engineer có giá cao hơn sàn gỗ công nghiệp trung bình từ 2 tới 3 lần. Giá sàn gỗ Engineer dao động từ 650.000 đ – 1.000.000 đ/m2 tuỳ thuộc vào loại gỗ và quy cách. Trong đó, sàn gỗ Engineer Sồi và Engineer Óc Chó (Engineer Walnut) là 2 loại sàn gỗ kỹ thuật phổ biến nhất. Sàn gỗ công nghiệp có giá dao động từ 230.000 – 600.000 đ/m2 tuỳ thuộc vào thương hiệu, độ dày sàn gỗ. Với sàn gỗ công nghiệp, giá thực sự biến động lớn giữa các thương hiệu, nguồn gốc sản phẩm tới nhà cung cấp.

Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản mà sàn gỗ Engineer với sàn gỗ công nghiệp. Tuỳ thuộc vào ngân sách, tuỳ thuộc vào sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình và gia đình loại sàn gỗ phù hợp nhất.

Vui lòng gọi hotline 0936.41.7070 để nhận được báo giá mới nhất cùng với tư vấn cho các loại sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ engineer, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ ngoài trời.

XEM THÊM

Nên chọn sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ kỹ thuật

10 lợi ích sàn gỗ kỹ thuật

Hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh