9 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ

Lặp đặt sàn gỗ đúng chuẩn, đúng chất lượng là điều ai cũng mong muốn. Nhưng trong quá trình lắp đặt có nhiều lỗi phát sinh ảnh hưởng tới chất lượng. Cùng sàn gỗ CQ tìm hiểu 9 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ nhé.

1. Không  có biện pháp bảo vệ sàn gỗ khu vực nhạy cảm với nước

Sàn gỗ công nghiệp có thể dùng để lắp đặt cho nhiều khu vực, không gian như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, trung tâm thương mại, quán ăn, nhà hàng…Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, cũng như lắp đặt sàn gỗ tại các khu vực có độ ẩm cao hoặc có nguy cơ tiếp xúc với nước nhiều. Đối với sàn gỗ lắp đặt khu vực cửa ra vào toilet, khu vực lavabo bếp, bề mặt sàn gỗ có khả năng sẽ bị ngập nước, bị độ ẩm cao dẫn tới hư hỏng. Vì vây, quan trọng là bạn sẽ phải hạn chế, ngăn chặn nước hoặc hơi ẩm hấp thụ vào sàn. Tất cả những khu vực này nên đặt thảm hoặc dùng keo silicon để bơm các mối nối, tránh việc nước len lỏi vào sàn.

2. Lắp đặt nhiều phòng mà không chú trọng tới việc giãn nở của gỗ

Các phòng nhỏ hơn, như phòng ngủ, sẽ ổn với khoảng hở giữa sàn gỗ với tường từ 5mm – 10mm. Đối với các không gian lớn hơn cũng như lắp đặt thương mại, chiều dài trên 40m, thì bạn đặc biệt phải quan tâm tới việc giãn nở của gỗ. Khoảng hở giữa sàn gỗ với tường hoặc các khung kích, vật dụng phải lớn hơn nhằm hạn chế sự giãn ra của gỗ dẫn tới sàn gỗ bị cong phồng. Trong trường hợp cần thiết, bạn phải chia ra các khoảng nhỏ hơn để giảm thiểu việc giãn nở. Bạn lưu ý, một thanh sàn gỗ có thể chỉ nở 0,1mm nhưng với 1.00 thanh cộng hưởng mức giãn là 10mm là 1cm. Khoảng hở giữa tường và gỗ không phù hợp cũng là nguyên nhân làm gỗ bị phồng, ảnh hưởng tới công năng và thẩm mỹ.

Sàn gỗ Acacia A2737

3. Cố định sàn gỗ vào sàn nhà

Nhiều người ưa thích ghim sàn gỗ cố định vào sàn nhà ở các thanh cuối cùng. Việc này hạn chế sự giãn nở của gỗ dẫn tới cong phồng. Cũng như việc lắp đặt các vật nặng trên sàn thì khu vực đó gỗ sẽ không giãn nở được, sẽ tập trung việc giãn ra ở phía yếu hơn làm sàn gỗ bị cong phồng.

Do đó, phương pháp lát sàn thả nổi (tự do trên cốt nền gạch hoặc bê tông) được ưa thích hơn phương pháp lát sàn trên hệ khung xương.

9 lỗi thường gặp khi lắp đặt sàn gỗ

Để xem thêm các hình ảnh về các loại sàn gỗ, bạn có thể xem tại Unsplash,…

4. Lắp đặt sàn gỗ dưới tủ bếp

Thông thường, theo kinh nghiệm của sàn gỗ CQ, bạn không nên sử dụng sàn gỗ lắp đặt dưới tủ bếp. Khu vực dưới tủ bếp có nhiều rủi ro vì độ ẩm cao, khả năng bị rò rỉ nước lớn. Khi xảy ra sự cố rò rỉ nước, sàn gỗ dưới tủ bếp bị phồng rộp hư hỏng, giãn nở, có thể khiến hỏng tủ bếp của bạn hoặc khó thay thế sàn gỗ bị hỏng.

Do đó, bạn không nên lắp đặt sàn gỗ dưới tủ bếp, mà chỉ nên lắp sàn gỗ chạm mép ngoài tủ bếp rồi sử dụng nẹp kết thúc hoặc nẹp nhôm để che khoảng hở, tạo điểm kết thúc.

5. Vô tình lắp đặt các tấm ván gỗ sai hoặc bị lỗi

Đó là sự vô tình của thợ lắp đặt khi lỡ lắp đặt các thanh sàn gỗ bị lỗi như bị móp, bị trầy xước, hoặc vỡ góc vào sàn. Khi bạn lỡ lắp xong rồi, thẩm mỹ toàn bộ sàn bị ảnh hưởng, cũng như việc thay thế, khắc phục vô cùng khó khăn. Thông thường, để đảm bảo thì bạn phải tháo toàn bộ sàn để loại bỏ thay gỗ đó và lắp lại. Cách khắc phục cục bộ hơn là đục bỏ thanh đó và xé bỏ hèm dương để lắp lại vị trí đó. Với cách này, chỗ thanh bạn thay sẽ không chắc chắn vì chỉ liên kết được hèm khoá 1 bên.

6. Thiếu sự thích nghi nhiệt, độ ẩm với không gian lắp đặt

Đó là khi bạn chuyển vật tư sàn gỗ tới công trình và lắp đặt ngay lập tức. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với sàn gỗ, nhất là đối với sàn gỗ tự nhiên. Với sự khác biệt độ ẩm, nhiệt độ giữa kho và không gian lắp đặt, sàn gỗ sẽ có hiện tượng giãn nở hoặc co rút. Khi bạn lắp liền, việc giãn nở này có thể gây phồng rộp. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên chuyển sàn gỗ tới công trình trước tối thiểu 48 giờ để sàn gỗ có sự thích nghi với không gian lắp đặt.

Sàn gỗ Galamax H2707

7.  Bề mặt lắp đặt sàn gỗ không đảm bảo

Bề mặt lắp đặt sàn gỗ là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng lắp đặt. Sàn gỗ bị cót két, bị nhún, hoặc võng là do bề mặt lắp đặt. Việc thi công sàn gỗ trên các bề mặt gồ ghề, lồi lõm sẽ phát sinh nhiều yếu tố làm hỏng sàn gỗ. Bề mặt sàn gỗ chưa khô, độ ẩm còn cao cũng làm hỏng sàn gỗ.

8. Lựa chọn lớp lót sàn gỗ sai

Sàn gỗ yêu cầu  phải được lắp đặt trên một lớp lót. Lớp lót này có tác dụng hạn chế sự xâm nhập độ ẩm tới thanh sàn gỗ cũng như tạo độ êm ái cho toàn bộ nền nhà, hạn chế tiếng kêu. Có nhiều loại xốp lót trên thị trường như lớp xốp trắng, xốp bạc, cao su non hoặc hàng Nhật Sekisui, chọn loại nào phù hợp sẽ giúp tăng tuổi thọ sàn gỗ. Trong quá trình lắp đặt sàn gỗ, không nên chồng 2 lớp lót lên nhau, chỗ nối lớp lót không chồng đè lên nhau hoặc chỗ góc tường khoảng hở, lớp lót không được dư ảnh hưởng tới quá trình giãn nở của gỗ.

9. Chọn sai đội thợ thi công

Mỗi đội thợ thi công có giá thi công lắp đặt nhất định dựa vào kinh nghiệm, trình độ. Bạn lựa chọn sai đội thợ thi công sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự hao hụt vật tư. Chọn đội thợ chuyên nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Bạn có thể liên hệ thợ lắp đặt sàn gỗ chuyên nghiệp của chúng tôi tại đây: Thợ thi công sàn gỗ

Để tìm hiểu thêm về sàn gỗ hoặc cho bất kỳ câu hỏi hoặc nhu cầu sàn nào khác, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 093 641 7070

Bản quyền thuộc về Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời CQ
1
Bạn cần hỗ trợ?
So sánh